Câu hỏi 1 : Nguồn năng lượng chính trên trái đất là
nguồn nào?
Theo báo cáo của Tổ chức
Greenpeace, việc công bố các chính sách năng lượng tái tạo hiện nay sẽ cho phép
thế giới tách riêng tăng trưởng kinh tế với các phát thải các bon.
Vào năm 2050, thế giới có
thể sản xuất 95% điện năng từ các nguồn tái tạo, giảm 80% phát thải khí nhà
kính từ ngành năng lượng và giao thông mà không gây thiệt hại cho sự tăng
trưởng kinh tế.
Một báo cáo mới của Liên
minh các nhóm môi trường được Greenpeace soạn thảo. Báo cáo nhằm chứng minh
tính khả thi về mặt kinh tế và kỹ thuật để giảm các phát thải khí nhà kinh kính
trên toàn cầu cùng với những khuyến nghị mới nhất của các nhà khoa học nghiên
cứu về khí hậu.
Báo cáo có tiêu đề Cuộc
cách mạng năng lượng - Tổng quan năng lượng bền vững, đã đánh giá sự chuyển đổi
hướng tới cơ sở hạ tầng năng lượng ít các bon sẽ cần có tổng số tiền đầu tư trị
giá 18 nghìn tỷ USD vào năm 2030, gấp gần 5 lần ngân sách của Hoa Kỳ năm 2011.
Tuy nhiên, Sven Teske,
tác giả chính của báo cáo cho rằng: giá cả có thể chấp nhận được và sẽ mang lại
các lợi ích kinh tế thực tế thực sự trong 2 thập kỷ tới.
Theo kịch bản kinh doanh
do Cơ quan năng lượng quốc tế đề ra, sẽ phải đầu tư ít nhất 11,3 nghìn tỷ USD
cho cơ sở hạ tầng năng lượng vào năm 2030. Số tiền tăng thêm cần cho kịch bản
này hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ tiết kiệm chi phí nhiên liệu.
Teske cho rằng theo kịch
bản của báo cáo, đến năm 2020, năng lượng tái tạo cũng có thể cạnh tranh về giá
cả với năng lượng từ nhiên liệu tái tạo. Năng lượng tái tạo đắt hơn vì lý do
duy nhất là thời điểm hiện nay, cần có nhiều lao động hơn. Tăng đầu tư sẽ tạo
thêm 6 triệu việc làm mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo vào năm 2020, và sẽ
làm giảm giá năng lượng.
Báo cáo đề xuất, sự
chuyển đổi trên toàn cầu hướng tới năng lượng tái tạo có thể thực hiện bằng
cách sử dụng các cơ chế chính sách đã được triển khai ở nhiều nước, bao gồm các
ưu đãi về thuế, tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng, đưa vào vận hành lưới điện
“thông minh”, cơ chế định giá các bon và cắt giảm trợ cấp cho nhiên liệu hóa
thạch.
Theo báo cáo, thỏa thuận
quốc tế sẽ khiến các nước công nghiệp hóa phải cung cấp các ưu đãi về thuế cho
các nước đang phát triển để thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo trên toàn
cầu.
Teske cũng đã dự báo, các
ngành dịch vụ năng lượng sẽ phải điều chỉnh mô hình kinh doanh của họ để đối
mặt với sự chuyển đổi hướng tới năng lượng tái tạo. Các ngành dịch vụ này sẽ
phải thay đổi để hỗ trợ các nguồn cung cấp năng lượng phân tán. Ngày càng nhiều
khách hàng đang tự sản xuất năng lượng tiêu dùng hoặc các nhà phát triển đang
xây dựng các trạm phát điện từ gió và bán điện trực tiếp cho khách hàng. Các
ngành dịch vụ năng lượng cần phải nhanh chóng thích nghi khi thị trường đang
thay đổi.
Năng lượng gió
Hiện nay, Anh dẫn đầu thế
giới về công nghệ gió ngoài khơi và xếp thứ 8 thế giới về các nước sử dụng điện
gió nhằm cân bằng các bon vào năm 2030 bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của
điện gió.
Báo cáo không thải các bon của Anh mới công bố gần đây phác thảo
con đường chuyển đổi có sự cân bằng các bon vào năm 2030. Báo cáo nhấn mạnh vai
trò chủ đạo của công nghệ gió để giảm phát thải các bon của Anh. Hiện nay, Anh
đang dẫn đầu thế giới về công nghệ gió ngoài khơi với nhiều dự án đang được
thực hiện và dự án trong tương lai nhiều hơn bất cứ nước nào khác trên thế
giới.
Theo số liệu báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), ngoài
dẫn đầu thế giới về công nghệ gió, Anh xếp thứ 8 trong số các nước sử dụng năng
lượng gió. Dẫn đầu là Hoa Kỳ, thứ 2 là Đức, thứ 3 Tây Ban Nha và Trung Quốc,
xếp thứ 4 là Ấn Độ, thứ 5 là Italia , cao hơn Pháp 1 bậc, Đan Mạch và Bồ Đào
Nha xếp vị trí thứ 9 và 10.
Tuy nhiên, khi so sánh với các nguồn năng lượng thay thế khác như
năng lượng hạt nhân, Anh tụt xuống vị trí thứ 9, Nhật Bản xếp thứ 3 và Pháp thứ
2 và Hoa Kỳ dẫn đầu với công suất lắp đặt cao nhất.
Vai trò của năng lượng gió đối với mục tiêu cân bằng các bon của
Anh là một trọng tâm của Hội nghị và Triển lãm Gió ngoài khơi, sẽ được tổ chức
ở Liverpool từ ngày 29-30/6. Hội nghị và triển lãm
nghiên cứu phát triển dự án và tương lai của năng lượng gió ngoài khơi sẽ nhóm
họp các chuyên gia về lĩnh vực này với hàng loạt các bài phát biểu và cuộc thảo
luận. Hội nghị cũng sẽ mở cửa cho các sinh viên và vé thăm quan triển lãm là 79
bảng Anh.
Sự kiện về năng lượng tái
tạo đầu tiên của Anh đó là Hội nghị và Triển lãm năng lượng tái tạo 2010 của
Anh sẽ diễn ra từ ngày 2-4/11, sẽ thu hút hơn 4.000 khách thăm quan. Vé thăm
quan triển lãm là 59 bảng Anh mặc dù sự kiện này mở cửa tự do cho công chúng
trong 3 ngày đầu.
Cần năng lượng hạt nhân để giảm các phát thải CO2
Theo một báo cáo của Cơ
quan Năng lượng quốc tế và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), đến
năm 2050, gần 25% điện năng trên toàn cầu được sản xuất từ nguồn hạt nhân. Đó
là mục tiêu tham vọng nhưng có thể đạt được.
Luis Echavarri thuộc Cơ quan Năng lượng hạt nhân
thuộc OECD cho biết: Hiện nay, hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng chủ
yếu thải ít các bon. Nếu chúng ta giải quyết được những thách thức của việc mở
rộng hơn nữa nguồn năng lượng này, thì năng lượng hạt nhân có thể giữ vai trò
lớn hơn trong việc cắt giảm phát thải CO2.
Để đạt được mục tiêu trên
thì cần có những đột phá công nghiệp lớn. Tuy nhiên, cam kết về chính sách rõ
ràng và kiên quyết của các chính phủ về năng lượng hạt nhân là một nội dung của
toàn bộ Chiến lược năng lượng, và là điều kiện tiên quyết.
Hiện nay, năng lượng hạt
nhân đáp ứng 14% nhu cầu điện năng toàn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét