Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012


TRÁI ĐẤT CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI : 

Năm 1543 công nguyên, nhà thiên văn học người Ba Lan Nicola Kopernik trong tác phẩm vĩ đại của mình: "Thuyết thiên thể vận hành" đã chứng minh rằng không phải Mặt trời chuyển động quanh Trái đất mà là Trái đất chuyển động xung quanh Mặt trời. Đây là sự xoay quanh của Trái đất, thời gian Trái đất quay xung quanh Mặt trời một vòng chính là một năm.
Tính theo công thức định luật vạn vật hấp dẫn của Issac Niutơn, lực hấp dẫn giữa Trái đất và Mặt trời khoảng 3,5 tỷ Niutơn. Tốc độ chuyển động theo chu vi hình tròn của Trái đất quanh Mặt trời đạt 30 km/s. Do có lực li tâm quán tính sản sinh ra và lực hấp dẫn của Mặt trời với Trái đất là ngang nhau, làm cho Trái đất không bị lệch mà trái lại, luôn quay xung quanh Mặt trời.
Sự thực là, quỹ đạo của Trái đất không phải là hình tròn mà là hình bầu dục. Đầu tháng một hàng năm, Trái đất đi qua một điểm gần nhất với Mặt trời ở trên quỹ đạo, trên phương diện thiên văn học gọi đó là điểm cận nhật, lúc này, Trái đất cách Mặt trời 147,100 triệu km. Còn vào đầu tháng 7, Trái đất đi qua một điểm xa với Mặt trời nhất, đó được gọi là điểm viễn nhật; lúc này, Trái đất cách Mặt trời 152,1triệu km. Căn cứ vào số liệu này, Mặt trời mà chúng ta nhìn thấy vào tháng 1 to hơn một chút so với Mặt trời mà chúng ta nhìn thấy vào tháng 7 hàng năm. Nhưng quỹ đạo của t là một hình bầu dục gần bằng hình tròn, vì thế sự khác biệt này trên thực tế không rõ ràng, mắt thường không thể nào nhìn thấy được, chỉ có thông qua việc đo đạc tỷ mỉ mới có thể phát hiện ra được.
Quan trắc chính xác hơn nữa sẽ cho chúng ta biết rằng quỹ đạo của Trái đất và hình bầu dục vẫn có sự khác biệt nho nhỏ, đó là vì Mặt trăng và sao Hoả, sao Kim và các hành tinh khác đều dùng lực hấp dẫn của chúng tác động đến sự chuyển động của Trái đất. Nhưng chúng rất nhỏ so với Mặt trời, tác dụng của lực hấp dẫn đối với Trái đất là rất nhỏ, khó mà so được với Mặt trời, cho nên quỹ đạo của Trái đất vẫn rất giống với hình bầu dục.
Nói một cách nghiêm túc, quỹ đạo quay của Trái đất là một đường cong phức tạp, đường cong này gần như một hình bầu dục với độ chênh lệch rất nhỏ. Các nhà thiên văn học đã hoàn toàn nắm bắt được quy luật chuyển động phức tạp này của Trái đất.
                                                                                    

                                                                                                          (Hải Yến)

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

trái đất và hiện tượng thủy triều

Câu 1: Trái Đất - Hành tinh xanh của chúng ta

Là hành tinh thứ 3 của hệ mặt trời,với kích thước vừa phải (đường kính 12.750km), Trái Đất chỉ lớn hơn sao Kim một ít, tỉ trọng chỉ hơn Sao Thuỷ một chút, còn cấu tạo bên trong và thành phần hoá học thì Trái Đất không khác nhóm các hành tinh bên trong là bao nhiêu, tuy tỉ lệ từng thành phần có khác với các hành tinh này.
Nhìn từ vũ trụ, Trái Đất hiện ra như 1 hành tinh xanh: màu xanh biển của các đại dương, màu trắng pha lơ các mây bao bọc bên ngoài và màu xanh lá cây chen lẫn màu nâu của các lục địa lúc ẩn lúc hiện bên dưới màn mây.

Tại sao Trái Đất lại có sự sống khác hẳn với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời?
Điểm thứ nhất là khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời là 150 triệu km. Đó là khoảng cách đủ để nước có thể tồn tại được ở thể lỏng,rất cần thiết cho sự sống. Khoảng cách này cũng là khoảng cách để nhiệt đến từ Mặt Trời ở mức độ thuận lợi cho các phản ứng hoá học tạo nên các hợp chất hữu cơ.
Điểm thứ hai cần nói là khối lượng vừa phải của Trái Đất đủ để giữ lại một bầu khí quyển không quá đậm đặc đến mức nguy hại như ở sao Kim, nhưng cũng không quá loãng đến mức không giữ được nhiệt như ở sao hoả hay mặt trăng. Trong suốt quá trình phát triển, bầu khí quyển Trái đất luôn biến đổi chậm chạp, giảm dần lượng khí CO2, tăng dần khí oxi. Đầu tiên khí CO2, hơi nước và nitơ thoát ra từ các miệng núi lửa được giữ lại trong khí quyển. Sau đó các đại dương được hình thành từ sự nguội lạnh và ngưng kết của hơi nước trong khí quyển rơi xuống. Khi có đại dương, nước hấp thụ bớt khí CO2 trong khí quyển. Đến khi các sinh vật đầu tiên xuất hiện ở biển, trong đó có loài tảo lục, thì sự hấp thụ CO2 và thải khí Oxi vào trong không khí ngày càng tăng. Ngày nay, khí quyển chứa 78% nitơ, 21% oxi và 1% còn lại là CO2, Argon, metan, hơi nước và các khí khác.
Danh sách các chất khí quan trọng trong bầu khí quyển chúng ta
Khí
% khí trong khí quyển
Nitrogen (N2)
Oxygen (O2)
Argon (Ar)
Hơi nước (H2O)
Carbon dioxit (CO2)
Các khí khác:
(Neon, Helium, Ozon, Krypton, hydrogen, methane, CO, và nhiều chất ô nhiễm có trong tự nhiên và do con người tạo ra)
78.08
20.95
0.93
0.1~ 3.0
0.03
< 0.0001
Từ những sinh vật đầu tiên xuất hiện cho đến nay, quá trình oxi hoá bầu khí quyển Trái Đất đã diễn ra gần 3 tỉ năm. Mặc dù có 1 tỉ lệ rất thấp ở lớp không khí đậm đặc sát mặt đất, hơi nước (khoảng 0,1 – 3%), CO2 (0,03%), khí metan và ozon (vài phần triệu) lại có vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống. Khí CO2 và hơi nước hấp thu năng lượng Mặt Trời, giữ lại các tia hồng ngoại, gây hiệu ứng nhà kính điều hoà nhiệt độ trên Trái Đất. Còn ozon, với nồng độ cao ở cách mặt đất 80 km, có vai trò hấp thụ các tia cực tím nguy hiểm với sự sống không cho xuống đến mặt đất. Khí quyển còn như một cỗ máy thiên nhiên sử dụng năng lượng Mặt trời phân phối điều hoà nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây mưa, điều hoà lượng CO2 và O2 trên Trái Đất.
Bầu khí quyển của Trái Đất có chiều dày vào khoảng hơn 800 km gồm nhiều tầng, có thể tích khoảng 270 triệu triệu km và nặng khoảng 53000 tỷ tấn. Từ mặt đất lên đến độ cao 20 km là tầng đối lưu có không khí đậm dặc nhất - là nơi diễn ra mọi hiện tượng khí tượng mây mưa sấm chớp, có nhiệt độ giảm dần theo độ cao. Từ độ cao 20 -50 km là tầng bình lưu có nhiệt độ tăng dần từ -60o C đến 0o C, là nơi các luồng không khí chuyển động theo chiều ngang với tốc độ cao và có lớp ozon ở trên cùng. Tầng giữa nằm từ 50 – 80 km là nơi các thiên thạch nhỏ va vào Trái Đất, cọ sát vào không khí và bị bốc cháy tan thành sao băng. Tầng nhiệt ở độ cao 80 - 450 km, có không khí rất loãng tồn tại dưới dạng ion điện nên còn gọi là tầng điện li, là nơi phản hồi các sóng vô tuyến trở lại mặt đất và cũng có 1 lớp ozon ngăn chặn các tia cực tím ở trên cao. Đây cũng là nơi diễn ra các hiện tượng cực quang, hiện tượng này chỉ thấy được ở vùng gần cực. Trên cùng là tầng ngoài nằm từ 450km đến khoảng 800 km, không khí loãng dần và hoà vào không gian giữa các hành tinh.
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy lượng ozon trong tầng thấp nhất củakhí quyển ngày càng nhiều trong khi đó hàm lượng ozon trong tầng bình lưu ngày càng giảm (đã giảm tới 6%, và đã bị lủng ở nam cực) từ 20 năm trở lại đây. Hậu quả của sự suy giảm này là các tia cực tím có thể xuyên qua khí quyển đến mặt đất ngày càng nhiều hơn và làm cho nhiệt độ trong tầng đối lưu và ngày càng nóng lên do hàm lượng ozon gần mặt đất ngày càng tăng.


Câu 2: Giải thích hiện tượng thủy triều?                                   

  

Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên, rồi hạ xuống ở bờ biển và ở cửa sông. Người ta thấy rằng có nơi mỗi ngày triều lên, xuống hai lần gọi là chế độ bán nhật triều: có nơi triều lên, xuống một lần gọi là chế độ nhật triều, có những nơi có nhật triều hay bán nhật triều nhưng cũng không đều. Khoảng thời gian giữa hai lần triều lên hoặc triều xuống liên tiếp bằng 24 giờ 52 phút hoặc 12 giờ 26 phút, khoảng thời gian này đúng bằng khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp Mặt Trăng mọc hay lặn. Vì vậy người ta liên tưởng thủy triều có liên quan đến Mặt trăng. Ngay khi phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn, Niu – tơn đã giải thích hiện tượng thủy triều.Diện tích các biển và đại dương trên Trái đất chiếm gần ba phần tư diện tích Trái đất, để cho đơn giản, ta coi Trái đất được phủ một lớp nước, bán kinh Trái đất là R, Mặt trăng có khối lượng mt, ở cách tâm Trái đất một khoảng là r = OT.Lực hấp dẫn của Mặt trăng tác dụng lên Trái đất làm cho Trái đất thu được gia tốc gº, như vậy hệ lụy chiếu gắn với Trái đất là hệ có gia tốc, nên khi xét các phần tử nước ở các vị trí A,B,C,D phải đưa vào một gia tốc quán tính là - gº. Gia tốc Trái đất thu được do lực hấp dẫn của Mặt trăng có giá trị là gº = G mt/ r². Chọn chiều từ Trái đất đến Mặt trăng.

Gia tốc do Mặt trăng lớn hơn gia tốc thủy triều do Mặt trời trên hai lần, cho nên vào các ngày rằm và đầu tháng âm lịch, Mặt Trời, Mặt trăng và Trái đất nằm thẳng hàng, thủy triều sẽ mạnh nhất. Mức độ thủy triều dân cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như bờ biển dốc hay thoai thoải, biển sâu hay nông, ngoài biển có cù lao và đào ngăn cản nước triều hay không, dòng hải lưu đi tới hay đi ra xa, nước sông chảy ra mạnh hay yếu ở gần cửa sông.
….Vì vậy, chế độ thủy triều mỗi nơi một khác, nơi triều dâng cao nhất tới trên 10 mét, có thể xây dựng đập ngăn nước thủy triều để làm thủy điện, có nơi triều dân chỉ được một vài mét. Diêm dân lợi dụng lúc triều dâng để lấy nước vào ruộng muối, các phương tiện giao thông đường thủy qua các bãi bồi, bãi đá ngầm thường người ta lợi dụng lúc thủy triều lên để đi qua cho khỏi bị mắc cạn. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, Ngô Quyền ( thế kỷ X), Trần Hưng Đạo ( thế kỷ XIII) đã lợi dụng khi thủy triều xuống, đưa cọc gỗ bị sắt đóng xuống dòng sông Bạch Đằng, khi triều lên cho chiến thuyền ra khiêu chiến quân địch rồi rút lui, địch đuổi theo: khi triều xuống lại phản công, chiến thuyền địch phải rút lui bị cọc sắt đâm thủng nên binh lính địch tử trận hạng loạt.Khí quyển cũng có hiện tượng khí triều, đã có vệ tinh nhân tạo khi bay quanh Trái Đất ngoài khí quyển do triều dân đến quỹ đạo vệ tinh, gây nên ma sát làm giảm vận tốc, làm cho vệ tinh đi vào khí quyển rồi bốc cháy. Địa quyển cũng có hiện tượng triều dâng và hạ xuống, nhưng chỉ vài centimet nên phải có máy đo chính xác mới phát hiện được.Thuyết tiến hóa thủy triều là thuyết dựa vào hiện tượng thủy triều gân nên ma sát lám giảm vận tốc góc của thiên thể, chẳng hạn Trái đất đang quay, lực thủy triều kéo nước biển chuyển động theo hướng ngược chiều quay, gân nên ma sát với đáy biển, hãm chuyển động của Trái đất. Nghiên cứu các hóa thạch cách đây hàng triệu năm cho thấy, thời ấy ngày ngắn hơn hiện nay. Vào giữa thế kỷ XX, người ta chế tạo được các loại đồng hồ thạch anh, đồng hồ nguyên tử có độ chính xác rất cao, được dùng để nghiên cứu sự biến thiên độ dài của ngày, cho Trái đất đang quay chậm dần, nghĩa là ngày đang dài ra, nhưng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của con người. Vì sau một thế kỷ, độ dài của ngày chỉ tăng thêm vài phần mười giây.Dựa vào thuyết tuyến hóa thủy triều, người ta nói rằng một thiên thể quay nhanh có tuổi trẻ hơn một thiên thể quay chậm. Trong hệ mặt trời có 9 hành tinh, chia làm hai loại, loại Mộc tin h ( các hành tinh khổng lồ) tự quay quanh trục có chu kỳ bé hơn chu kỳ tự quay của loại Trái Đất, nên loại hành tinh khổng lồ rẻ hơn.                                                                                                          
                                                                                                                  (Hồng Huệ)


CẤU TẠO TRÁT ĐẤT


Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất, người ta đã biết được Trái Đất có cấu trúc gồm nhiều lớp,bao gồm:
- Lớp vỏ trái đất.
- Lớp Manti.
- Nhân trái đất.


1. Lớp vỏ Trái Đất 

Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn, độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa). Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người.

Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày… vỏ Trái Đất lại chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.

Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.

Trên cùng là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng này không liên tục và có nơi mỏng nơi dày.

Tầng granit gồm các loại đá nhẹ tạo nên như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit… được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại. Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit.

Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như đá badan… được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại. Lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.

2. Lớp Manti

Dưới vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2.900 km là lớp Manti (còn được gọi là bao Manti). Lớp này gồm hai tầng chính. Càng vào sâu, nhiệt độ và áp suất càng lớn nên trạng thái vật chất của bao Manti có sự thay đổi, quánh dẻo ở tầng trên và rắn ở tầng dưới.


Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti (đến độ sâu khoảng 100 km) vật chất ở trạng thái cứng, người ta thường gộp vào và gọi chung là thạch quyển. Thạch quyển di chuyển trên một lớp mềm, quánh dẻo - quyển mềm của bao Manti, như các mảng nổi trên mặt nước.

Quyển mềm của bao Manti có ý nghĩa lớn đối với vỏ Trái Đất. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa…

3. Nhân Trái Đất 

Nhân Trái Đất là lớp trong cùng, dày khoảng 3470 km. Ở đây, nhiệt độ và áp suất lớn hơn so với các lớp khác.

Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ vào khoảng 5000oC, áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm, vật chất tồn tại trong trạng thái lỏng. Từ 5100 km đến 6370 km là nhân trong, áp suất từ 3 triệu đến 3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken (Ni), sắt (Fe) nên nhân Trái Đất còn được gọi là nhân Nife.

                                                                                                     (Hà Trinh)

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

cau9+10


Câu 9: Trái đất tự quay quanh trục của mình như thề nào?

   Trái đất cũng giống như 8 hành tinh lớn khác trong hệ Mặt trời, đồng thời với việc quay xung quanh Mặt trời, nó cũng chuyển động không ngừng quanh trục quay giả tưởng. Hiện tượng luân chuyển ngày đêm là do Trái đất tự quay tạo nên. 
Mấy trăm năm trước, con người đã đưa ra rất nhiều phương pháp chứng minh Trái đất tự quay, “quả lắc Phu-côn” nổi tiếng đã cho chúng ta nhìn thấy một cách chính xác sự tự quay của Trái đất. Nhưng tại sao Trái đất có thẻ tự quay xung quanh trục? Và tại sao Trái đất có thể quay xung quanh Mặt trời? Đây là một vấn đề làm cho các nhà khoa học cảm thấy rất hứng thú trong nhiều năm liền. Xem xét sơ lược thì sự quay là một hình thức vận động cơ bản của nhiều thiên thể trong vũ trụ, nhưng để trả lời vấn đề này một cách chính xác, trước tiên còn cần phải làm rõ Trái đất và hệ Mặt trời hình thành như thế nào. Sự khám phá ra hiện tượng tự quay và hiện tượng quay xung quanh của Trái đất có mối tương quan mật thiết đến sự hình thành hệ Mặt trời. 
Những lí luận về thiên văn học hiện đại cho rằng, hệ Mặt trời được hình thành từ cái gọi là Tinh vân nguyên thuỷ. Tinh vân nguyên thuỷ là một mảng mây khí lớn và rất loãng, 5 tỉ năm trước đã chịu ảnh hưởng rối loạn và co lại phía trung tâm dưới tác động của lực hấp dẫn. Trải qua thời gian biến đổi dài đằng đẵng, mật độ vật chất của bộ phận trung tâm ngày càng lớn, nhiệt độ cũng cao hơn, cuối cùng đạt đến mức độ có thể dẫn đến phản ứng nhiệt hạch và chuyển hoá thành Mặt trời. Thể khí còn sót lại xung quanh Mặt trời dần dần hình thành một lớp thể khí xoay tròn hình cái chậu, trải qua quá trình co lại, lại va đập, tích tụ, lớp thể khí này từng bước tích tụ thành các hòn chất rắn, hành tinh nhỏ, hành tinh nguyên thuỷ, cuối cùng hình thành các thiên thể trong hệ Mặt trời như các tiểu hành tinh và đại hành tinh độc lập. 

Chúng ta biết rằng, cần đo độ chuyển động nhanh chậm của vật thể theo đường thẳng, có thể dùng tốc độ để biểu thị, vậy thì dùng cái gì để đo lường trạng thái quay tròn của vật thể? Có một cách là dùng “lượng chuyển động góc”. Đối với một vật thể chuyển động xung quanh một điểm cố định thì lượng chuyển động góc của nó bằng chất lượng nhân với tốc độ và nhân tiếp với khoảng cách giữa vật thể này và điểm cố định. Trong vật lý học có định luật bảo tồn lượng chuyển động góc rất quan trọng, đó là: Một vật thể chuyển động, nếu không chịu tác động của ngoại lực thì lượng chuyển động của góc của nó sẽ không biến đổi theo sự biến đổi hình dạng của vật thể. Ví dụ: một diễn viên múa Balê, khi đang quay đột nhiên thu cánh tay lại (khoảng cách giữa tâm và điểm cố định nhỏ đi) thì tốc độ quay của người đó sẽ nhanh hơn, bởi vì chỉ có vậy mới có thể bảo đảm vai trò quan trọng trong việc nảy sinh tốc độ tự quay của Trái đất. 

Thì ra việc hình thành tinh vân nguyên thuỷ của hệ Mặt trời đã có kèm theo lượng chuyển động góc. Sau khi hình thành hệ thống Mặt trời và hành tinh, lượng chuyển động góc của nó không bị giảm đi, nhưng sẽ có sự phân bổ lại, trong quan trọng tích tụ vật chất lâu dài, các thiên thể lần lượt đạt đến lượng chuyển động góc nhất định từ trong các tinh vân nguyên thuỷ. Do lượng chuyển động góc được giữ cố định, trong quan trọng co lại, tốc độ quay của các hành tinh cũng sẽ tăng lên ngày càng nhanh. Trái đất cũng không là ngoại lệ, lượng chuyển động góc mà nó đạt được phân bố chủ yếu trong việc Trái đất quay quanh Mặt trời, Trái đất quay quanh Mặt trăng và Trái đất tự chuyển động, nhưng cần phân tích chính xác sự chuyển động của Trái đất xung quanh các hành tinh lớn và sự tự vận động của Trái đất, cũng cần sự cố gắng trong công tác nghiên cứu của các nhà khoa học ngày nay. 

Câu 10: Giải thích hiện tượng Trái đất có 4 mùa và nêu mốc thời gian cơ bản của 4 mùa? Giải thích vì sao cự Bắc lạnh hơn xích đạo, giải thích hiện tượng ngày và đêm. Vì sao ở hai cực lại có hiện trượng “Đêm trắng”

*Trái Đất quay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip, trong đó Mặt Trời là 1 trong 2 tâm. 
Đồng thời, trục Bắc-Nam của Trái Đất luôn nghiêng 23,5° so với mặt phẳng quỹ đạo của nó. Vấn đề ở đây chính là do sự nghiêng của trục Trái Đất so với phương quỹ đạo, chính góc nghiêng này quyết định góc nghiêng của tia sáng Mặt Trời tới Trái Đất, quyết định năng lượng Mặt Trời truyền xuống Trái Đất, và vì thế tạo nên các mùa khác nhau. 
Mùa hè (khoảng tháng -5-6-): Khi Trái Đất nghiêng phần bán cầu bắc về phía Mặt Trời, tia sáng Mặt Trời vuông góc với phần bán cầu bắc, năng lượng truyền xuống Trái Đất phần bán cầu bắc là nhiều nhất (trong nâm), nên phía bán cầu Bắc lúc đó là mùa hè - trong khi đó - năng lượng Mặt Trời truyền xuống phần bán cầu nam là ít nhất (trong năm), nên lúc đó phần bán cầu nam là mùa đông. 
Mùa đông: Hoàn toàn tương tự, khi Trái Đất nghiêng Bán cầu nam về phía Mặt Trời thì ở Bán cầu bắc là mùa đông, còn bán cầu nam lúc đó lại là mùa hè. 
Khoảng thời gian chuyển tiếp giữa hai mùa này thì lượng ánh sáng truyền xuống Trái Đất là trung bình, nên mùa xuân và mùa thu thì đều mát mẻ. Nhưng khi chuyển từ thời tiết lạnh sang ấm hơn thì sự sống phát triển mạnh hơn, đó chính là mùa xuân. Mùa thu thì ngược lại.

*Xích đạo thường được coi là nơi nóng nhất vì vùng này quanh năm có mặt trời trên đỉnh đầu. Nhưng hãy xem lại tài liệu thống kê tình hình thời tiết trên thế giới: Tại xích đạo, nhiệt độ cao nhất rất ít khi vượt quá 35 độ C. Vậy mà tại sa mạc Sahara ở châu Phi, nhiệt độ ban ngày lên tới 55 độ C, trong khi Sahara cách xa xích đạo hàng ngàn dặm.

*Mặt trời đứng yên một chỗ phát ra ánh sáng , nên chiếu sáng nữa phần trái đất khi nữa phần trái đất đó hướng về phía mặt phía trời, còn nữa phần kia thì không chiếu sáng được vì bị khuất.Vậy phần nữa có hứng được ánh sáng mặt trời đó thì sáng , nên được gọi là Ngày , còn nữa bên kia không hứng được ánh sáng thì tối nên được gọi là Đêm. Nó tự xoay chung quanh nó nên đưa nữa phần tối ra phía sáng và đưa nữa phần sáng qua tối, nên bên ngày thì trở thành đêm và bên đêm thì trở thành bên ngày. Đó là hiện tượng ngày và đêm. Vậy trái đất xoay chung quanh trục của nó đưa một nữa nó ra sáng và đưa một nữa nó vào tối.Nữa sáng là ngày và nữa tối là đêm.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012


Mặt Trăng trong quan niệm của các dân tộc trên thế giới


Các thần Máni (trái) và Sól (phải), hình tượng con người của Mặt Trăng và Mặt Trời trong thần thoại Bắc Âu, bức tranh do họa sĩ Lorenz Frølich vẽ năm 1895.
Nhờ các pha đều đặn của Mặt Trăng khiến nó trở thành một đồng hồ tự nhiên rất thuận tiện, và chu kỳ nó tròn dần và khuyết dần đã trở thành cơ sở cho nhiều lịch cổ. Một mảnh xương đại bàng trên đó có khắc các ký tự tìm thấy gần làng Le Placard ở Pháp có niên đại khoảng 13.000 năm trước, được cho rằng là các dấu hiệu tượng trưng cho các pha Mặt Trăng. Chu kỳ Mặt Trăng xấp xỉ 30 ngày (gần một tháng). Từ month trong tiếng Anh và các từ cùng gốc khác trong các ngôn ngữ Giéc-manh có chung gốc từ ngôn ngữ tiền-Giéc manh*mǣnṓth-, nó được liên hệ với từ *mǣnōn trong ngôn ngữ tiền-Giéc manh, ám chỉ cho lịch Mặt Trăng được sử dụng trong các dân tộc Giec-manh (lịch Giec-manh) hơn là cho lịch Mặt Trời. Cùng nguồn gốc trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu là moon đã dẫn đến sự phát triển của các từ Latin measure and menstrual, những từ phản ánh tầm quan trọng của Mặt Trăng trong nhiều nền văn hóa cổ trong việc xác định thời gian (xem từ Latin mensis và ngôn ngữ Hy Lạp cổ đại μήνας (mēnas), có nghĩa là "month").

Trăng lưỡi liềm và ngôi sao xuất hiện trong một số lá cờ, như Thổ Nhĩ Kỳ vàPakistan.
Mặt Trăng đã trở thành chủ đề chính trong nhiều tác phẩm văn học và nghệ thuật và cảm hứng cho vô số những thứ khác. Nó là môtip trong nghệ thuật thị giácnghệ thuật trình diễnthơvăn xuôi vàâm nhạc. Một phiến đá khắc 5.000 năm tuổi ở Knowth, Ai Len, có thể tượng trưng cho Mặt Trăng và có lẽ là tác phẩm cổ xưa nhất từng được khám phá. Trong nhiều nền văn hóa tiền sử và cổ đại, Mặt Trăng được nhân cách hóa thành thần Mặt Trăng hay những hiện tượng siêu nhiên khác, vàquan điểm chiêm tinh học vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Sự tương phản giữa các cao nguyên sáng và biển tối trên bề mặt của Mặt Trăng tạo ra những hình tượng khác nhau trong các nền văn hóa như chú Cuộithỏ Mặt Trăng và trâu, cùng với những hình tượng khác. Mặt Trăng từ lâu đã được một số người gắn với bệnh điên và sự phi lý; các từ lunacy (điên rồ) và loony (người điên) có nguồn gốc từ tiếng Latin cho tên gọi của Mặt Trăng, Luna. Những nhà triết học như Aristotle và Pliny the Elder lập luận là khi trăng tròn sẽ tác động đến thần kinh của những cá nhân nhạy cảm, dễ bị tổn thương, họ tin là não người, phần lớn chứa nước, phải bị ảnh hưởng bởi Mặt Trăng và sức mạnh của nó lên thủy triều, nhưng nó lại quá yếu để ảnh hưởng đến một cá nhân.Thậm chí ngày nay, nhiều người cho rằng có nhiều người phải nhập viện tâm thần, tai nạn giao thông, giết người hoặc tự tử tăng lên trong thời gian trăng tròn, mặc dù không có bằng chứng nào ủng hộ cho điều này.

Tôn Nữ Thanh Thanh Hằng

Chuyển động xung quanh Trái Đất của Mặt Trăng

Các tham số quỹ đạo


Quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng
Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất trên quỹ đạo hình elíp gần tròn ở khoảng cách trung bình 384.403 km với cận điểm 363.104 km,viễn điểm 405.696 km và độ lệch tâm trung bình 0,0554. Giá trị độ lệch tâm này thay đổi từ 0,043 đến 0,072 trong chu kì 8,85 năm. Mặt phẳng quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất nằm nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời trong khoảng 4°59′ đến 5°18′, với giá trị trung bình 5°9′. Chu kỳ quỹ đạo khoảng 27,321 ngày, kinh độ của điểm nút lên 125,08°, acgumen của cận điểm318,15°.

[sửa]Chuyển động biểu kiến

Chuyển động biểu kiến của Mặt Trăng là kết quả tổng hợp chuyển động tương đối của nhiều thiên thể và của người quan sát, trong đó các chuyển động thành phần còn chịu ảnh hưởng nhiễu từ các thiên thể khác trong hệ Mặt Trời và từ tính chất cấu trúc các thiên thể. Mặt Trăng chuyển động biểu kiến theo hướng Đông Nam do chuyển động xoay của Trái Đất. Trên nền trời sao, nó dịch chuyển theohướng Tây trung bình mỗi ngày 13° do chuyển động quanh Trái Đất và hàng ngày Mặt Trăng tụt lùi sau Mặt Trời 12° do Mặt Trời tiến vềhướng Đông khoảng 1° mỗi ngày. Hàng ngày, Mặt Trăng mọc muộn hơn ngày trước đó trung bình 50 phútTháng giao hội của nó khoảng 29,53 ngày, dài hơn một chút so với chu kỳ quỹ đạo của Mặt Trăng (27,32 ngày), vì Trái Đất thực hiện chuyển động riêng của mình trên quỹ đạo xung quanh Mặt Trời, nên Mặt Trăng phải mất thêm một khoảng thời gian để trở về vị trí cũ của nó so với Mặt Trời[1].

[sửa]Các nguyên nhân gây bất ổn định trong quỹ đạo

Nhiễu loạn kỳ sai
Nhiễu loạn kỳ sai là tác động nhiễu loạn nhỏ có chu kì của Mặt Trời đến chuyển động của Mặt Trăng trên quỹ đạo do các vị trí khác nhau của Mặt Trời so với đường củng điểm. Vận tốc góc không đều của Mặt Trăng trên quỹ đạo đã được biết đến từ thời cổ đại. Tác động này đã được nhà thiên văn Hy Lạp Ptolemaeus nhắc đến trong quyển Almagest. Ông cho rằng tác động này với chu kì 31,8 ngày có thể gây nhiễu tối đa 1°16,4' đến nhiễu loạn lớn trong chuyển động của Mặt Trăng.
Nhiễu loạn dao động
Nhiễu loạn dao động là hiện tượng gây nhiễu trong chuyển động của Mặt Trăng do tác động của lực hấp dẫn nhiễu loạn từ Mặt Trời. Hiện tượng này là những biến đổi nhỏ với biên độ 39′ 30″ [50] trong chuyển động của Mặt Trăng, lúc nhanh hơn, lúc chậm hơn so với chuyển động trung bình trên quỹ đạo của mình với chu kì bằng một phần hai chu kì giao hội. Nhiễu quỹ đạo của Mặt Trăng được Tycho Brahe phát hiện và sau đó Isaac Newton giải thích trên cơ sở lí thuyết nhiễu trong trường hấp dẫn.
Đa số các hiệu ứng thủy triều quan sát được trên Trái Đất đều do lực kéo hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời chỉ gây một hiệu ứng nhỏ. Các hiệu ứng thủy triều dẫn khiến khoảng cách trung bình giữa Trái Đất và Mặt Trăng tăng khoảng 3,8 m mỗi thế kỷ, hay 3,8 cm mỗi năm.[51] Vì hiệu ứng bảo toàn động lượng góc, sự tăng bán trục lớn của Mặt Trăng gắn liền với sự chậm dần tốc độ tự quay của Trái Đất khoảng 0,002 giây mỗi ngày sau mỗi thế kỷ.[52]
Hệ Trái Đất-Mặt Trăng thỉnh thoảng được coi là một hành tinh đôi chứ không phải một hệ hành tinh-vệ tinh. Điều này bởi kích thước đặc biệt lớn của Mặt Trăng so với hành tinh của nó; Mặt Trăng có đường kính bằng một phần tư đường kính Trái Đất và có khối lượng bằng 1/81 khối lượng Trái Đất. Tuy nhiên, định nghĩa này đã bị một số người chỉ trích, bởi khối tâm chung của hệ nằm khoảng 1.700 km bên dưới bề mặt Trái Đất, hay khoảng một phần tư bán kính Trái Đất. Bề mặt Mặt Trăng chưa bằng 1/10 bề mặt Trái Đất, và chỉ bằng khoảng một phần tư diện tích phần đất liền của Trái Đất (hay cỡ diện tích Nga, Canada và Hoa Kỳ cộng lại).
Năm 1997, tiểu hành tinh 3753 Cruithne được khám phá có quỹ đạo hình móng ngựa liên kết với Trái Đất một cách bất thường. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học không coi nó là một mặt trăng thứ hai của Trái Đất, và quỹ đạo của nó không ổn định trong thời gian dài.[53] Ba tiểu hành tinh gần Trái Đất khác, (54509) 2000 PH5, (85770) 1998 UP1 và 2002 AA29, nằm trên quỹ đạo tương tự quỹ đạo Cruithne, cũng đã được phát hiện ra.[54]


Hình minh họa khoảng thời gian thực của ánh sáng đi từ Trái Đất đến Mặt Trăng hết 1,225 giây, với tỉ lệ tương đối về kích thước. Khoảng cách giữa hệ Trái Đất - Mặt Trăng đến Mặt Trời là 8,28 phút ánh sáng.
Nó là mặt trăng lớn nhất trong Hệ Mặt Trời về kích thước tương đối so với hành tinh. (Charon lớn hơn về kích thước so sánh so với hành tinh lùn Diêm vương.) Các vệ tinh tự nhiên bay quanh các hành tinh khác được gọi là "các mặt trăng", theo tên Mặt Trăng của Trái Đất.



 Tôn Nữ Thanh Thanh Hằng

Mặt Trăng 


Hình giản đồ cấu trúc bên trong Mặt Trăng
Mặt Trăng là một vật thể phân dị, về mặt địa hoá học gồm một lớp vỏ, một lớp phủ, và lõi. Cấu trúc này được cho là kết quả của sự kết tinh phân đoạn của một biển macma chỉ một thời gian ngắn sau khi nó hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước. Năng lượng cần thiết để làm tan chảy phần phía ngoài của Mặt Trăng thường được cho là xuất phát từ một sự kiện va chạm lớn được cho là đã hình thành nên hệ thống Trái Đất-Mặt Trăng, và sự bồi đắp sau đó của vật chất trong quỹ đạo Trái Đất. Sự kết tinh của biển macma khiến xuất hiện lớp phủ mafic và một lớp vỏ giàu plagiocla (xem Nguồn gốc và tiến hoá địa chấtbên dưới).
Việc vẽ bản đồ địa hoá học từ quỹ đạo cho thấy lớp vỏ Mặt Trăng gồm phần lớn thành phần làanorthosit,[25] phù hợp với giả thuyết biển macma. Về các nguyên tố, lớp vỏ gồm chủ yếu là ôxysilic,magiêsắtcanxi và nhôm. Dựa trên các kỹ thuật địa vật lý, chiều dày của nó được ước tính trung bình khoảng 50 km[26].
Sự tan chảy một phần bên trong lớp phủ Mặt Trăng khiến phún xạ của biển bazan nổi lên trên bề mặt Mặt Trăng. Các phân tích bazan này cho thấy lớp phủ bao gồm chủ yếu là các khoáng chất olivin,orthopyroxen và clinopyroxen, và rằng lớp phủ Mặt Trăng có nhiều sắt hơn Trái Đất. Một số bazan Mặt Trăng chứa rất nhiều titan (hiện diện trong khoáng chất ilmenit), cho thấy lớp phủ có sự không đồng nhất lớn trong thành phần. Các trận động đất trên Mặt Trăng được phát hiện xảy ra sâu bên trong lớp phủ, khoảng 1.000 km dưới bề mặt. Chúng diễn ra theo chu kỳ hàng tháng và liên quan tới các ứng suất thuỷ triều gây ra bởi quỹ đạo lệch tâm của Mặt Trăng quanh Trái Đất[26].
Mặt Trăng có mật độ trung bình 3.346,4 kg/m³, khiến nó trở thành vệ tinh có mật độ lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời sau Io. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy có thể lõi Mặt Trăng nhỏ, với bán kính khoảng 350o km hay nhỏ hơn[26]. Nó chỉ bằng khoảng 20% kích thước Mặt Trăng, trái ngược so với 50% của đa số các thiên thể khác. Thành phần lõi Mặt Trăng không đặc chắc, nhưng phần lớn tin rằng nó gồm một lõi sắt kim loại với một lượng nhỏ lưu huỳnh và niken. Các phân tích về sự khác biệt trong thời gian tự quay của Mặt Trăng cho thấy ít nhất lõi Mặt Trăng cũng nóng chảy một phần[27].

[sửa]Địa hình

Bài chi tiết: Địa hình Mặt Trăng

Địa hình Mặt Trăng, theo thể địa cầu Mặt Trăng
Địa hình Mặt Trăng đã được đo đạc bằng các biện pháp đo độ cao laser và phân tích hình lập thể, đa số được thực hiện gần đây từ các dữ liệu thu thập được trong phi vụ Clementine. Đặc điểm địa hình dễ nhận thấy nhất là Vùng trũng Nam cực-Aitken phía bề mặt không nhìn thấy, nơi có những điểm thấp nhất của Mặt Trăng. Các điểm cao nhất ở ngay phía đông bắc vùng trũng này, và nó cho thấy vùng này có thể có những trầm tích vật phóng núi lửa dày đã xuất hiện trong sự kiện va chạm xiên vào vùng trũng Nam cực-Aitken. Các vùng trũng do va chạm lớn khác, như ImbriumSerenitatisCrisiumSmythii và Orientale, cũng có địa hình vùng khá thấp và các gờ tròn nổi. Một đặc điểm phân biệt khác của hình dáng Mặt Trăng là cao độ trung bình ở phía không nhìn thấy khoảng 1,9 km cao hơn so với phía nhìn thấy[26].


Tôn Nữ Thanh Thanh Hằng